Khủng hoảng chấp chính 1788 George IV của Anh

Chân dung vẽ bởi Sir Joshua Reynolds, 1785

Mùa hạ năm 1788, tình trạng thần kinh của nhà vua xấu đi, có thể là kết quả của căn bệnh di truyền porphyria.[15][16] Ban đầu ông vẫn còn có thể hoàn thành các công việc và tuyên bố Nghị viện gián đoạn từ 25 tháng 9 đến 20 tháng 11. Thời gian nhà vua bị loạn trí, đặt ra mối đe dọa lớn đối với cuộc sống của ông, và khi Nghị viện họp lại vào tháng 11 nhà vua đã không thể làm theo thông lệ là đọc bài phát biểu từ đức vua trong khi Nghị viện khai mạc. Nghị viện cảm thấy tự nó đang ở một vị trí không vững vàng: theo đúng như pháp luật thì Nghị viện không thể hoạt động cho đến khi công bố bài phát biểu của đức vua trong ngày khai mạc.[11][17]

Mặc dù bị cấm hành động như vậy, Nghị viện bắt đầu tranh luận về người Nhiếp chính. Tại Viện Thứ dân, Charles James Fox tuyên bố ý kiến của ông là Thân vương xứ Wales có thể nắm toàn quyền điều hành đất nước khi nhà vua không có mặt. Trái ngược lại đó là ý kiến của Thủ tướng, William Pitt Trẻ, người lập luận rằng, vì không có một quy chế về điều này, thì quyền chọn Nhiếp chính là đặc quyền của Nghị viện.[18] Ông thậm chí còn tuyên bố, nếu không có uy quyền của Nghị viện "Thân vương xứ Wales không có nhiều quyền hạn  ... để gánh vác chính phủ, hơn bất kì thần dân nào của quốc gia."[19] Mặc dù không đồng tình với nguyên tắc cơ bản cho một Nhiếp chính, Pitt đồng ý với Fox rằng Thân vương xứ Wales là lựa chọn tốt nhất của cương vị Nhiếp chính.[11][17]

Tiểu họa bởi Richard Cosway, 1792

Thân vương xứ Wales — dù bị xúc phạm bởi sự táo bạo của Pitt — đã không hoàn toàn ủng hộ cách giải quyết của Fox. Em trai của ông, Hoàng tử Frederick, Công tước xứ York, tuyên bố rằng George sẽ không cố gắng thể hiện quyền lực nếu không có sự đồng ý của Nghị viện.[20] Sau khi thông qua một số nghị định sơ bộ, Pitt vạch ra một kế hoạch chính thức cho việc Nhiếp chính, theo đó quyền lực của Thân vương xứ Wales bị hạn chế rất nhiều. Một vài ví dụ minh họa, là thái tử không thể bán tài sản của nhà vua hoặc phong tước cho bất cứ ai khác con của nhà vua. Thân vương xứ Wales chống đối kế hoạch của Pitt, tuyên bố nó là một "dự án yếu kém, rối loạn và bất ổn trong các cách giải quyết vấn đề."[21] Vì lợi ích của quốc gia, cả hai bên đã đồng ý thỏa hiệp.[17]

Một trở ngại của Dự luật Nhiếp chính là không có một bài phát biểu từ ngôi vua, là điều cần thiết trước khi Nghị viện có thể tiến hành các cuộc tranh luận hay bỏ phiếu. Bài phát ngôn thường được tuyên bố bởi đức vua, nhưng cũng có thể được tuyên bố bởi người đại diện của Hoàng gia gọi là Quan Ủy nhiệm; nhưng không có một tài liệu nào có thể đưa cho Quan Ủy nhiệm tuyên bố mà không có vương ấn đóng lên. Dấu ấn không thể tùy tiện đóng lên mà không được nhà vua cho phép. Pitt và các quan đồng ý loại bỏ yêu cầu cuối cùng và yêu cầu Quan Chưởng ấn đóng đại ấn mà không cần nhà vua đồng ý, như một hành động làm cho dự luật có giá trị. Cái tiểu thuyết pháp lý này bị tố cáo bởi Edmund Burke là "sự dối trá rõ ràng",[22] một "sự phi lý chắc chắn",[22] thậm chí là "giả mạo, lừa đảo".[23] Công tước xứ York mô tả kế hoạch này "vi hiến và bất hợp pháp."[21] Mặc dù vậy, những thành viên khác trong Nghị viện cảm thấy quy chế này là cần thiết để duy trì một chính phủ hiệu quả. Do đó, ngày 3 tháng 2 năm 1789, hơn hai tháng sau khi được triệu tập, Nghị viện đã được khai mạc bởi một nhóm "bất hợp pháp" của Quan Ủy nhiệm. Đạo luật chấp chính được công bố, nhưng trước khi nó được thông qua thì nhà vua hồi phục và tuyên bố rằng thành động như vậy là hợp lệ.[11][17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: George IV của Anh http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a11253344 http://data.rero.ch/02-A012342887 http://books.google.com/books?id=glw-AQAAIAAJ http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://www.oxforddnb.com/index/10/101010541/ http://www.oxforddnb.com/index/4/101004722/ //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21877427 http://katalog.nsk.hr/F/?func=direct&doc_number=00... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p069166471